1

Indonesia tăng tốc trong cuộc đua FDI với Việt Nam và Singapore, đặc biệt muốn thu hút các nhà sản xuất pin và xe điện

Để cạnh tranh với Việt Nam và Singapore, Indonesia đang đưa ra các biện pháp khuyến khích theo kiểu “đo ni đóng giày” cho nhà đầu tư, và có khả năng sắp tới sẽ là các chương trình cho phép đền bù carbon.

Theo Bloomberg, các biện pháp thu hút đầu tư trước đó đã gò bó trong các quy định bị chỉ trích là lỗi thời, chồng chéo hoặc thậm chí mâu thuẫn. Với những cải cách hiện đang diễn ra mạnh mẽ sau khi thông qua Luật omnibus (về tạo việc làm) vào cuối năm ngoái, chính phủ có thể điều chỉnh lợi ích cho các công ty muốn đầu tư vào Indonesia – miễn là họ sẽ chi “rất lớn” sẽ phát triển đáng kể các ngành công nghiệp ở địa phương, Nurul Ichwan tại Ban điều phối đầu tư Indonesia cho biết.

Ông này nói trong một cuộc phỏng vấn: “Việt Nam và Singapore có chương trình khuyến khích tương tự nhau, nhưng chúng tôi sẽ giành được các dự án cho mình với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, thị trường khổng lồ, hiệu quả kinh tế và sự lãnh đạo của Indonesia”.

Cạnh tranh đầu tư nước ngoài đang nóng lên trong khu vực Đông Nam Á, với việc Việt Nam, Thái Lan và Philippines đều tăng cường ưu đãi hoặc cắt giảm thuế suất cho doanh nghiệp , Bloomberg nhận định. Giống như các nước láng giềng, Indonesia cũng rất muốn thúc đẩy đầu tư khi động cơ tăng trưởng đến từ tiêu dùng truyền thống của họ đã chậm lại trong bối cảnh đại dịch.

Tổng thống Joko Widodo đã thúc đẩy một cuộc cải cách các quy định liên quan đến việc làm và đầu tư vào năm ngoái, nhằm thu hút vốn cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Mới đây, ông đã bổ nhiệm Bahlil Lahadalia, người đứng đầu Ban Đầu tư, lãnh đạo Bộ Đầu tư mới được thành lập, có quyền ban hành các quy định khuyến khích đầu tư. Chiến lược của Bộ sẽ vẫn phù hợp với Chiến lược của Ban Điều phối Đầu tư.

Chiến dịch đang cho thấy những thành công bước đầu, với tổng vốn đầu tư tăng 2% lên 826 nghìn tỷ rupiah (tương đương 57,2 tỷ USD) vào năm 2020, ngay cả khi nền kinh tế Indonesia trải qua cuộc suy thoái đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Chính phủ đặt mục tiêu thu hút 900 nghìn tỷ rupiah đầu tư trong năm nay.

Indonesia cũng đang xem xét việc xây dựng chương trình đền bù carbon (carbon offset) – cho phép các nhà đầu tư bù đắp lượng khí thải của họ. Ban Đầu tư đang lên danh sách các vùng đất than bùn – nơi có thể lưu trữ một lượng lớn carbon, cùng với các hồ nhân tạo trong các khu vực từng dùng để khai thác để đặt các tấm pin mặt trời nổi, Ichwan nói.

Động thái này nhằm thu hút các công ty sản xuất pin và xe điện muốn đầu tư vào chuỗi cung ứng niken của Indonesia, nhưng đang gặp khó khăn trước việc các nhà máy chế biến ở địa phương phụ thuộc vào than để sản xuất năng lượng. Chính phủ đã cố gắng thu hút các công ty như Công ty TNHH Công nghệ Amperex Đương đại của Trung Quốc, Công ty TNHH LG Chem của Hàn Quốc và Công ty Tesla Inc. của Mỹ thành lập cửa hàng.

Ichwan nói: “Trong tương lai, lượng niken mà chúng tôi có sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, nếu chúng tôi không đảm bảo việc sản xuất thân thiện với môi trường. Chúng tôi phải đi theo con đường này, đó là điều khó tránh đối với Indonesia”.

Theo Thái Quỳnh

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x