I.Một số lỗi thường gặp khi sử dụng bánh xe đẩy hàng trong nhà xưởng
Bánh xe đẩy thường được sử dụng trong các nhà máy để vận chuyển vật liệu và sản phẩm. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng bánh xe đẩy hàng trong nhà xưởng bao gồm:
1. QUÁ TẢI
Khi báo giá cho các nhà máy, ngay từ đầu, chúng tôi luôn làm rõ về tải trọng của mỗi loại bánh xe. Tuy nhiên, người công nhân trong quá trình sử dụng giá kệ ở các nhà xưởng thường ít để ý đến tải trọng đang sử dụng. Việc chở quá tải trở nên rất phổ biến và gây ra nhiều hỏng lỗi cho xe đẩy và đặc biệt là bánh xe. Tải trọng quá khả năng cho phép ngoài sự mất an toàn trước mắt, còn có thể khiến nền nhà xưởng bị ảnh hưởng, các bánh xe bị hao mòn quá mức, dẫn dễ hỏng sớm.Chú ý: việc thường xuyên phải thay bánh xe sẽ rất mất thời gian cho quá trình thao tác tháo lắp, giấy tờ qui trình xin mua mới… Do đó, quý nhà máy hãy chú ý lựa chọn bánh xe chất lượng tốt một chút để dùng dùng ổn định lâu dài, tránh mất thời gian không cần thiết, bởi thời gian trong sản xuất chính là tiền bạc lớn nhất.
2. Bảo dưỡng không đúng cách:
Việc không bảo dưỡng đúng cách, chẳng hạn như không làm sạch và tra dầu bôi trơn ở trục bánh xe hoặc không kiểm tra độ mòn thường xuyên, độ lệch tổng thể của xe… có thể khiến bánh xe bị mòn nhanh hơn hoặc bị lệch, dẫn đến hoạt động kém và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng.Hãy thử tưởng tượng tình huống sau: Có 1 người công nhân trong 1 nhà xưởng sản xuất điện thoại, đang đẩy 1 chiếc xe chở 1 lượng thành phẩm là màn hình điện thoại (làm từ gương kính). Chẳng may vì bánh xe lâu ngày không được kiểm tra đã vô bình bị vỡ và chiếc xe đẩy bị lệch tâm vỡ ra…Bạn thử hình dung, giá trị của toàn bộ xe chở hàng sẽ lớn như thế nào?! Đó là chưa nói đến nguy cơ mất an toàn của người đẩy xe.Do đó, các bạn hãy chú ý đến check list va qui trình bảo trì thay thế bánh xe cho đúng kỳ… Và nếu được, hãy đề xuất với sếp của các bạn, hoặc đề nghị phòng mua hàng sử dụng bánh xe đẩy chất lượng tốt, đạt các chứng chỉ chất lượng ISO. Nếu được, hãy mua bánh xe đẩy nhập khẩu từ Nhật bản hoặc từ Hàn Quốc mà Midra cung cấp thì càng yên tâm về chất lượng và xuất xứ.
3. Lắp đặt không đúng cách:
Việc lắp đặt bánh xe đẩy tưởng là đơn giản, nhưng nếu công nhân không tập trung có thể không đúng cách có thể khiến chúng bị lỏng hoặc lệch hướng, lệch tâm xe, dẫn đến hoạt động kém và tiềm ẩn các mối nguy hiểm về an toàn. Hãy chú ý điều này và đảm bảo các bạn được đào tạo/ hướng dẫn để nắm rõ trước khi thao tác.
4. Sử dụng loại bánh xe không phù hợp:
Việc lựa chọn bánh xe chất liệu PU hay PA, cao su hay sợi thủy tinh, bánh hơi hay thép, kích thước và tải trọng yêu cầu như thế nào, hiện trạng mặt bằng nhà xưởng ra sao, khoảng cách di chuyển như thế nào, đặc thù của sản phẩm cần di chuyển là gì…. Cần phải được nghiên cứu, test mẫu và quyết định hết sức cẩn thận. Bởi nếu chọn sai trong bản thiết kế, bánh xe có thể sẽ bị mòn nhanh hơn hoặc không hoạt động như mong muốn, dẫn đến hiệu suất kém và các nguy cơ tiềm ẩn về an toàn.
5. Vận hành trên bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng, không ổn định:
Vận hành bánh xe đẩy trên bề mặt không bằng phẳng, lồi lõm, hư hỏng, hoặc chỗ mềm chỗ cứng ( 1 số nhà xưởng còn bị giột khiến nền đất bị mủn mà không để ý hoặc 1 số nơi phải đẩy xe ra ngoài đường sang xưởng khác để làm công đoạn tiếp theo)… Những vấn đề này chắc chắn khiến bánh xe bị hư hỏng nhanh hoặc lệch trục, dẫn đến hoạt động kém và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về an toàn cho người công nhân cũng như hỏng hóc thiết bị…
Hãy nhắc nhau chú ý đến bề mặt nhà xưởng để tránh những tổn thất về tiền bạc khi sản phẩm trên xe đẩy bị gãy vỡ khi bánh xe bị bong/ hỏng nhé!Hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi, Mr. Phúc ( SDDT 0976700321) hoặc số Hotline 082800084 để được tư vấn lựa chọn bánh xe tương ưng phù hợp với tải trọng hàng hóa và điều kiện vận chuyển thực tế tại Quý nhà máy nhé!
II – Một số gợi ý để lựa chọn bánh xe đẩy phù hợp
Với gần 10 năm kinh nghiệm cung cấp lắp đặt và cải tiến bánh xe đẩy cho các nhà máy sản xuất FDI tại Việt Nam, các bạn kỹ thuật của Midra đã học hỏi và tích lũy từng chút kinh nghiệm. Từng lứa, từng đứa lớn lên tích lũy và trưởng thành. Giờ đây chúng tôi tự hào 1 số bạn đang trở thành những chuyên gia về bánh xe đẩy. Chúng tôi xin phép được giới thiệu và tư vấn một số cách lựa chọn bánh xe cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế mà quý nhà máy có thể tham khảo như sau:
1. Khả năng chịu tải:
Xem xét khả năng chịu tải tối đa của các bánh xe đẩy và đảm bảo rằng nó có thể chịu được trọng lượng của tải trọng mà nó sẽ mang. Chọn bánh xe đủ khỏe để chịu tải và phân bổ đều.Trong quá trình vận chuyển không phải lúc nào 4 bánh xe cũng tiếp xúc liền với mặt đất.Đặc biệt ở những mặt nền nhà xưởng không được xử lý kỹ, hoặc các địa điểm bị sóc như gờ,…Nên để đảm bảo an toàn, chỉ tính tải trọng xe đẩy hàng cho 3 bánh xe.
2. Kích thước và chất liệu bánh xe:
Chọn loại và kích thước bánh xe phù hợp dựa trên loại địa hình mà xe đẩy hàng sẽ hoạt động. Ví dụ, bánh xe lớn hơn phù hợp hơn với địa hình không bằng phẳng hoặc gồ ghề, trong khi bánh xe nhỏ hơn phù hợp hơn với bề mặt phẳng và nhẵn. Ngoài ra, hãy xem xét chất liệu của bánh xe như cao su, nhựa hoặc kim loại.
- Chất liệu cao su: Là loại chất liệu phổ biến nhất được sử dụng. Nó có khả năng chịu mài mòn tốt và có độ ma sát cao giúp bánh xe dễ dàng di chuyển trên các bề mặt khác nhau.
- Chất liệu PU: Bánh xe đẩy được làm bằng nhựa PU thường rẻ hơn và nhẹ hơn so với bánh xe đẩy bằng kim loại. Chúng thường được sử dụng cho các ứng dụng nhẹ và không yêu cầu độ bền cao.
- Chất liệu Mc Nylon: được làm gia công từ tấm nhựa Mc Nylon hoặc, cây nhựa Mc nylon tròn. Chúng có khả năng chịu được mài mòn, tải trọng cao, chịu ma sát tốt.
- Chất liệu thép: Bánh xe đẩy được làm bằng kim loại thường rất chắc chắn và độ bền cao, phù hợp cho các ứng dụng nặng và yêu cầu độ chịu tải cao, thậm chí chịu được nhiệt độ cao
- Chất liệu chịu nhiệt: Bánh xe chất liệu cao su là dòng bánh xe được sử dụng rất phổ thông do có các ưu điểm sau đây:
- Bánh xe chịu lực khá tốt, dễ dàng lưu thông trong mọi môi trường.
- Với tính năng của cao su chịu lực khi di chuyển không gây ra tiếng ồn.
- Chất liệu cao su có khả năng đàn hồi tốt hơn nên có tác dụng giảm sóc trong quá trình sử dụng
- Khi di chuyển không gây nên vết lằn nên giữ gìn vệ sinh tốt.
- Có độ bám tốt hơn khi di chuyển trên sàn trơn trược
- Bánh xe cao su luôn có màu đặc trưng là màu đen nên bạn có thể vệ sinh bánh xe dễ dàng khi bánh xe bị bẩn.
3. Độ cứng của bánh xe: Độ cứng của bánh xe có thể ảnh hưởng đến độ ồn, lực cản lăn và khả năng hấp thụ sốc. Hãy chú ý chọn bánh xe có cấp độ cứng phù hợp với điều kiện vận hành các bạn nhé!
4. Loại ổ trục: hãy xét đến loại ổ trục được sử dụng trong bánh xe. Vòng bi chất lượng cao có thể giúp lăn êm hơn và giảm nhu cầu bảo trì. Hãy chọn loại vòng bi tốt một chút nhé!
5. Nhiệt độ: Xem xét nhiệt độ của môi trường hoạt động. Nếu nhiệt độ cao hoặc quá thấp, hãy chọn bánh xe có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt mà không bị suy giảm hoặc giảm hiệu suất. Ví dụ: trong phòng lạnh/ kho lạnh mà nhiệt độ âm hơn 30oc, hãy chọn loại bánh xe đặc chủng… Ngược lại, một số vị trí ở phòng sơn nhà máy ô tô, nhiệt độ cao hơn 120 độ C, thì cần chọn tiếp chất liệu bánh xe MC NILON mà Midra cung cấp để đảm bảo tiêu chuẩn nhiệt độ này.
6. Khả năng kháng hóa chất: Nếu xe đẩy phải được sử dụng trong môi trường hóa chất, hãy chọn bánh xe có khả năng chống lại các hóa chất cụ thể sẽ có mặt.Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của bạn đối với những tư vấn như trên về bánh xe đẩy. Hãy thận trọng chọn bánh xe đẩy phù hợp cho nhà xưởng/ nhà máy của mình để hoạt động an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy các bạn nhé!(Tuy nhiên đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân của tập thể công ty Midra chúng tôi, chưa chắc đã đầy đủ thông tin mà bạn cần. Hãy phản hồi và cho chúng tôi thêm, để chúng tôi hoàn thiện công việc của mình hơn nữa nhé!)III – Một số kiểu kết cấu phổ biến của bánh xe đẩy
- Bánh xe đẩy đơn: Đây là kiểu bánh xe đơn giản nhất, bao gồm một bánh xe và một trục giữa. Kiểu kết cấu này thường được sử dụng cho các trolley nhỏ, nhẹ.
- Bánh xe đẩy đôi: Kiểu kết cấu này bao gồm hai bánh xe được kết nối bởi một trục giữa, tạo ra một hệ thống bánh xe đẩy đôi. Kiểu kết cấu này được sử dụng cho các trolley có khối lượng hàng hóa lớn hơn.
- Bánh xe đẩy xoay: Loại bánh xe này có thể xoay 360 độ, giúp cho trolley dễ dàng di chuyển trong không gian hẹp và có thể xoay được khi đang chạy.
- Bánh xe đẩy có phanh: Kiểu kết cấu này có chức năng giữ trolley ở vị trí tĩnh đảm bảo an toàn khi đang dừng. Phanh có thể được thiết kế tại bánh hoặc trên trục.
- Bánh xe đẩy có thể chỉnh đổi (Chúng tôi hay gọi là bánh xe cọc vít) Kiểu kết cấu này cho phép bánh xe đẩy có thể điều chỉnh được độ cao của bánh xe, tùy thuộc vào chiều cao của hàng hóa để đảm bảo an toàn và tiện lợi trong quá trình di chuyển.
- Bánh xe đẩy có khóa xoay: Kiểu kết cấu này cho phép bánh xe xoay được khóa ở một vị trí cố định để giữ trolley ở đúng vị trí khi đang dừng.
- Bánh xe đẩy thiết kế và sản xuất riêng theo yêu cầu:
Ngoài những bánh xe theo tiêu chuẩn và thông số thông thường, Midra chúng tôi nhận thiết kế và sản xuất các loại bánh xe theo yêu cầu riêng của từng bộ phận, từng xưởng, hoặc từng công đoạn sản xuất của Quý nhà máy.
Hiện tại,chúng tôi đang được một nhà máy điện tử lớn nhất Việt Nam tin tưởng và đặt hàng một loại bánh xe sản xuất riêng cho robot AGV
Hãy liên hệ với Midraers nếu quý nhà máy đang cần một loại bánh xe đặc biệt nào đó, Chúng tôi rất vinh hạnh được phục vụ và chinh phục những bài toán mà Quý nhà máy đưa ra.
Chúc các bạn làm việc hăng say, vui vẻ trong tinh thần cống hiến vô tư và sáng tạo không ngừng.
Hãy cho phép Midra Việt Nam chúng tôi có cơ hội được đồng hành cùng các bạn trong quá trình cung ứng sản phẩm này nhé!
Trân trọng