1

CEO Nguyễn Thị Bích Hạnh và bài học về sự gieo trồng việc thiện

Từ nhỏ được dạy về truyền thống tốt đẹp của dân tộc đoàn kết, yêu thương lá lành đùm lá rách mà CEO của Midra – chị Nguyễn Thị Bích Hạnh luôn trăn trở làm sao để mình giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt. Bởi vậy hàng tháng chị lại cùng bạn bè đi khắp các nẻo tương trợ các hoàn cảnh khó khăn. Có trao đi yêu thương ta mới thấm thía những bài học về cuộc sống.

Truyền thống tốt đẹp giàu lòng nhân ái của dân tộc

Từ khi còn nhỏ chị Hạnh đã yêu thích làm việc giúp đỡ mọi người và có tình yêu dạt dào với bạn bè và những người xung quanh. Những giá trị tốt đẹp về truyền thống yêu nước, đoàn kết và hiếu học của người Việt Nam luôn khiến chị tự hào. Cũng bởi từ nhỏ được ông bà bố mẹ dạy dỗ để biết trăn trở về cái nghèo đói, lạc hậu của quê hương mình mà vị CEO sinh năm 8x luôn đau đáu mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm một điều gì đó giúp ích cho quê hương đất nước của mình tốt đẹp hơn. Nhìn thấy hàng năm những cơn bão lũ tàn phá ác liệt, trên vùng cao còn biết bao mảnh đời khó khăn chúng ta không khỏi chạnh lòng xót xa. 

Sau này khi lớn lên, trong suốt quá trình lập nghiệp khi trưởng thành, chị nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè, khách hàng đối tác và của những người không quen biết những lúc khó khăn. Do đó trong khả năng của mình nhà sáng lập Midra cũng mong muốn được đóng góp trở lại cho cộng đồng, như một sự biết ơn vì những gì mình đã nhận được để có được ngày hôm nay.

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cả cộng đồng

Chị Hạnh là người ăn chay trường. Nhiều năm nay, chị vẫn thường xuyên làm nhiều việc tốt. Mỗi một hoạt động thiện nguyện đều như tiếp thêm năng lượng và sức mạnh tinh thần để chị thấu hiểu rõ hơn về tầm nhìn sứ mệnh và ý nghĩa của cuộc đời mình. Càng góp ích cho xã hội, chị càng thêm tự tin hơn, thấy mình có ích cho xã hội và có được niềm vui vì được ghi nhận. Chị không chỉ làm một mình mà còn cùng bạn bè gieo trồng những mầm cây làm việc thiện. Vị giám đốc trẻ đang xây dựng Midra không chỉ là doanh nghiệp chỉ chú trọng vào lợi nhuận mà còn phải biết san sẻ gánh nặng khó khăn với cả cộng đồng. Chị Hạnh chia sẻ:

“Với mong muốn Midra trở thành một nơi mang lại cuộc sống hạnh phúc thịnh vượng cho hàng trăm người, để thông qua đó giúp đỡ hàng nghìn người liên quan, và đóng góp vào việc nâng tầm Việt Nam trong ngành công nghiệp hiện nay, chúng tôi muốn xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó không chỉ là nơi làm việc giúp nâng cao năng lực nhân sự mà còn là nơi thể hiện ý nghĩa sống đẹp, sống tử tế, yêu thương và cùng nhau vươn lên của người Việt Nam.

Dù rất nhiều bận rộn với công việc thường ngày nhưng với mong muốn chung đó là cũng rèn luyện chính mình, các hoạt động thiện nguyện ở Midra chính là cơ hội để cho mỗi nhân sự chúng tôi được tạo ra môi trường tốt để nhúng mình vào đó và tạo nên thói quen tích cực trong nội bộ và gắn kết nhiều đối tác liên quan.

Một cách tự nhiên, mỗi một hoạt động thiện nguyện đều như tiếp thêm năng lượng và sức mạnh tinh thần để chúng tôi thấu triệt rõ hơn về tầm nhìn sứ mệnh và ý nghĩa của cuộc đời mình cũng như sự tồn tại của Midra.”

Chị Hạnh và Midra đã cùng nhau làm nhiều hoạt động thiện nguyện đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể kể đến như hỗ trợ các học sinh nghèo vùng cao, nhặt rác làm sạch môi trường, trồng cây, hiến máu nhân đạo, cùng nhau ủng hộ các hoàn cảnh nghèo hàng tháng. Những việc này tuy không lớn nhưng được tập thể Midra hết sức chú trọng và thực thi đều đặn thường xuyên.

Một buổi nhặt rác giữ gìn cảnh quan môi trường nơi công cộng của Midra

Mỗi hoạt động đều để lại những kỷ niệm những bài học sâu sắc khác nhau nhưng để lại ấn tượng nhất với vị giám đốc tài ba này đó là lần thiện nguyện tại Sapa năm 2021 vừa rồi. Nhớ lại những kỷ niệm ấy, chị Hạnh cười:

“Chuyến đi này chúng tôi phải vượt qua rất nhiều khó khăn về thủ tục hành chính cũng như chi phí để đảm bảo an toàn trong thời kỳ dịch bệnh. Thế nhưng được đồng hành với nhiều bạn bè cùng chí hướng, khó khăn nào chúng tôi cũng vượt qua. Lên đây mới thấy rất nhiều những em nhỏ hoàn cảnh gia đình đáng thương. Thời buổi bệnh dịch phức tạp như thế này, họ lại càng đói khổ hơn nữa. Chúng tôi không chỉ thấm thía hơn về cuộc sống mà còn được tận hưởng vẻ đẹp mỹ miều của thiên nhiên Tây Bắc sau bao ngày không được ra ngoài vì cách ly Covid.”

Chuyến từ thiện ủng hộ các em nhỏ trên Sapa.

Những bài học vô giá

Những chuyến đi hỗ trợ cộng đồng như thế này lại cho ta biết bao bài học quý giá. Sau nhiều năm hoạt động thiện nguyện, chị Hạnh hiểu thêm nhiều điều: “Làm việc thiện không hề đơn giản như chúng ta nghĩ, vì giúp người phải đúng lúc, đúng chỗ đúng thời điểm, đúng cách và đúng người cần giúp. Nếu chúng ta giúp sai cách, sai người, sai lúc thì không những không giúp được gì, mà còn làm gia tăng sự ỷ lại và làm thui chột nỗ lực vươn lên của người kém may mắn hơn chúng ta. Do đó, làm việc thiện phải là một nghệ thuật gieo trồng tình yêu thương, sự biết ơn và niềm tin tích cực vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Điều này không đơn giản.

Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, làm việc thiện là để làm cho tâm mình bình an vui vẻ, không phải để truyền thông đánh bóng tên tuổi. Tôi cũng không cần phải chứng minh với xã hội mình là người tốt, đáng tin cậy bởi điều đó được thể hiện qua hành động của tôi. Tôi không cần phải chứng minh và giải ngân các khoản ở ngân hàng như những người nổi tiếng nhưng bạn bè đối tác đưa tiền cho tôi làm từ thiện vẫn tin tôi hoàn toàn rồi. Tôi cũng không mong cầu nhiều người ủng hộ tiền đưa cho tôi cầm, vì tôi làm trong khả năng của mình, cho gắn kết nội bộ mà thôi. Do đó, khi làm tôi rất bình an và vững vàng. Bài học rút ra đó là: làm việc thiện không tham làm nhiều mục đích khác thì rất ý nghĩa và ngập tràn niềm vui.”

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x