1

Cân nhắc điều chỉnh mức đóng BHYT

Cân nhắc điều chỉnh mức đóng BHYT

Những năm gần đây, số thu quỹ BHYT thấp hơn số chi. Để bảo đảm việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT an toàn, hiệu quả, ngoài việc tính toán điều chỉnh mức đóng BHYT sẽ triển khai phương thức chi trả theo nhóm chẩn đoán trong thời gian tới

Hiện nay, nguồn chi trả cho dịch vụ y tế đến từ ngân sách nhà nước, BHYT và tiền túi của hộ gia đình. Theo báo cáo gần đây nhất, chi tiền túi từ hộ gia đình của Việt Nam đang ở mức 43%, trong khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khoảng 20%. Đây là mức chi khá cao so với nhiều nước, là thách thức lớn và cần tìm giải pháp để giảm tỉ lệ chi này.

Thu BHYT thấp hơn mức chi

Để giải quyết những thách thức đó, ông Lê Văn Khảm – Vụ trưởng Vụ BHYT thuộc Bộ Y tế – cho biết: “Điều đầu tiên quỹ BHYT phải mở rộng hơn nữa quyền lợi của người tham gia, bao phủ tốt hơn các dịch vụ, bảo đảm tốt hơn bảo vệ tài chính. Tuy nhiên, theo ông Khảm, muốn bảo vệ quyền lợi thì phải tăng mức đóng BHYT. Mức đóng BHYT này từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, tiền lương người lao động và thu nhập của doanh nghiệp nên phải cân đối hài hòa.

Theo quy định, mức đóng BHYT hằng tháng hiện bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động (cơ quan, doanh nghiệp) đóng 3%, người lao động đóng 1,5%. “Trong lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT cần phải nghiên cứu chuyên sâu, xác định xem cần điều chỉnh mức độ hay lộ trình nào, không chỉ tỉ lệ % lương đóng BHYT mà còn xem đối tượng nào cần điều chỉnh trước. Có thế mới mở rộng quyền lợi BHYT” – ông Khảm nói. Theo ông, hiện Vụ BHYT cùng BHXH Việt Nam, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan đang nghiên cứu đánh giá xem xét điều chỉnh trong thời gian nào, ở mức độ và đối tượng nào, quyết định cuối cùng sẽ do Chính phủ, tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu thực tế. “Năm 2021 sẽ chưa điều chỉnh mức đóng BHYT tuy nhiên, theo tôi, việc này nên thực hiện sớm bởi trong 4 năm (2016-2019) số thu quỹ BHYT thấp hơn số chi. Quỹ BHYT hiện kết dư khoảng 35.000 tỉ đồng. Việc chúng ta vẫn cân đối được quỹ BHYT là do có quỹ dự phòng từ các năm khác để lại” – ông Khảm nói.

 Cân nhắc điều chỉnh mức đóng BHYT  - Ảnh 1.

Nếu áp dụng phương thức chi trả mới, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng cân nhắc xem sử dụng cái gì hợp lý nhất để tiết kiệm chi tiêu

Sẽ áp dụng phương thức chi trả mới

Lý giải mức tăng đột biến này, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, cho biết theo quy định của Luật BHYT, từ ngày 1-1-2021, người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của mình. Tổng chi từ quỹ BHYT cho các trường hợp điều trị trái tuyến này là cộng hưởng của cả 2 yếu tố: Tỉ lệ chi trả từ quỹ BHYT tăng lên 100% (trước đó là 60% mức hưởng); cùng với đó, số lượt điều trị trái tuyến tăng cao (gần 69%).

Thời gian vừa qua, để bảo đảm việc sử dụng quỹ KCB BHYT an toàn, hiệu quả, BHXH Việt Nam cũng đã yêu cầu các cơ sở KCB và BHXH cấp tỉnh giám sát, tránh tình trạng cơ sở y tế cố tình “đẩy” bệnh nhân vào điều trị nội trú để tăng nguồn thu. Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế tham gia dự án Luật BHYT sửa đổi, hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí KCB BHYT theo giá dịch vụ, tập trung giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT…

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức thanh toán chi KCB BHYT cũng đang được BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ để khắc phục những hạn chế. Đáng chú ý là dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí KCB theo định suất cho KCB ngoại trú và Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí KCB theo trường hợp bệnh (DRG). Những thay đổi này dự kiến sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong thực hiện chính sách BHYT và giám sát sử dụng quỹ KCB BHYT.

Theo Khánh Anh

Người lao động

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x